***Cái tôi***
(Bạn có thể phát media để nghe trực tiếp bài viết. Hãy chia sẻ/share cho mọi người cùng biết nhé. Cảm ơn bạn!)
T là đứa bình thường. Ngày xưa mẹ t chẳng nói gì với t ngoài câu: nhìn mấy đứa bạn m kìa. Cái này mười nhà thì mất chín nhà là như thế. T không nói gì mỗi lúc như thế và cũng không tranh cãi nhiều vì t có lý do riêng của mình: “mẹ t chẳng hiểu gì t cả” :))
Bản thể duy nhất là: cá tính-tính cách của chính chúng ta, logic-tư duy của chính chúng ta,.... Giả sử bây giờ nhìn thấy một người nào đó nó abcxyz, chúng ta cũng cố gắng abcxyz. Việc bắt chước hình mẫu nào đó vô tình biến bản thân thành một bản thể “photo”. Và t dị ứng cay nghiệt kiểu đó.
Nhiều người hay bảo đứa này đứa kia cá tính lắm, tao thích những đứa cá tính. Giờ ai cũng thích cá tính giống kiểu mày thế cái đứa không cá tính ai thích. Mà chính vì cái kiểu của mày nên nhiều đứa đang yên đang lành “cá tính” hóa (tất nhiên chỉ về mặt hình thức) giống nhau luôn đấy. Rồi nhìn đâu toàn mấy đứa giống nhau =))), cái riêng, cái đặc biệt ở đâu? Thực sự nhàm chán. ok . Mà khoan: Cá tính là như thế nào?
“Cá tính hiểu nôm na là một tính cách khác biệt để phân biệt chúng ta so với một bản thể khác”. Như vậy rõ ràng ai chẳng có cá tính? Đúng mà! Chỉ là cá tính đó được thể hiện ra hay không. Mày hãy đi tìm hiểu cá tính của những đứa câm như hến đi-nó thú vị hơn mày nghĩ đấy.
Bản thể của mình có người cả cuộc đời còn chẳng hiểu, có người chẳng tìm ra nhiệm vụ xã hội của mình. Ai cũng có nhiệm vụ của riêng mình, tìm ra nó là điều khó vô cùng và thật may mắn cho ai nghĩ rằng mình đã tìm ra. T nghĩ rằng hầu như xung quanh mình mọi người chẳng quan tâm đến điều đó. Khi bé thì: tại sao nhân cách của mình sao không nằm trong thể xác của nó nhỉ, lớn lên: tôi là ai, tôi nên làm gì???
Ngày xưa t xem: “thiên tài hội họa” (Ấn Độ) (Ấn Độ ở châu phi nhỉ =))) ). Bộ phim này siêu hay:”Cậu bé trong bộ phim bị mặc cảm với xã hội nhưng sau này trở thành thiên tài về hội họa nhờ có một người thầy yêu thương cậu vô điều kiện”. Cuộc sống này thật hạnh phúc vì có những người thầy đầy lòng nhân ái như vậy. Đạo đức và lòng nhân ái nó có thể thay đổi, “khai quật” cả cuộc đời một đứa trẻ chứ không phải chỉ là kỹ năng, kiến thức.
“Mỗi chúng ta là một cá thể, trong chúng ta đều có những viên ngọc quý. Những người đã thay đổi hướng đi của thế giới. Bởi vì họ nhìn thế giới theo một cách khác. Suy nghĩ của họ là đi ra ngoài giới hạn. Không phải ai cũng được như họ. Giáo sư Shankar giúp cậu bé Ishaan lấy lại sự tự tin và tò mò bằng những câu chuyện về những người nổi tiếng và thiên tài cũng mắc chứng khó đọc. Những người cũng có một tuổi thơ bất hạnh, giống như bạn, và như tôi. Như vậy, người xem có thể thấy rằng mỗi chúng ta là một cá thể độc lập. Mỗi loại đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Cần phải biết tôn trọng những điểm khác biệt này để giúp những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em phát huy tối đa những điểm tốt của mình. Gia đình nên là chỗ dựa vững chắc. Người cha người mẹ nào cũng yêu thương, quan tâm đến con cái. Nhưng tình yêu này đôi khi khiến họ đau lòng".
Chúng ta vẫn luôn đi tìm chính mình, đi tìm cái mình mạnh, cái mình yếu, đi tìm cả những tội lỗi hay sai trái của mình.
Mọi sự đều tầm thường khi mình tự tin là mình phi thường. Hiểu được chính mình và tự tin, ngày mai sẽ khác…hãy bao dung cho nhau.
Nếu sau này con t hát hay, và rồi một ngày đẹp trời nó nói rằng: "bố ơi một cộng một bằng ba phải không bố". T sẽ nhẹ nhàng nói với con rằng: "bố thật hạnh phúc khi đã đủ lý do để biến con thành một ca sỹ rồi" =))))))))
Sun.riddle1