(Bạn có thể phát media để nghe trực tiếp bài viết. Hãy chia sẻ/share cho mọi người cùng biết nhé. Cảm ơn bạn!)
Tôi hay bạn có phải người nhạy cảm. Nếu có thì tại sao lại có?
T đã từng không quan tâm đến những vấn đề trên cho lắm; cho đến khi t hiểu biết hơn một chút.
Biết càng nhiều thì khổ càng nhiều, hiểu càng nhiều thì level của độ nhạy cảm càng cao. EXACTLY!!!!
T không thể trả lời chính xác được câu hỏi tại sao lại có sự nhạy cảm; nhưng trong vấn đề nhạy cảm t chắc chắn rằng "bắt bài" là thành tố hiển nhiên phải có. Ai cũng đều có bản chất này trong người, nhưng khả năng và độ sâu của mỗi người là khác nhau.
("bắt bài": đọc vị, suy luận suy nghĩ của người khác. Nhìn rộng hơn thì nó mang theo sự tương đồng cũng gần giống tầm nhìn trong vĩ mô.)
Chính xác là bao lâu thì t không dám chắc nhưng t nghĩ rằng t đã dành hơn 140.000 giờ để đi luyện khả năng bắt bài-hay đọc vị của mình. Tìm hiểu một cách nghiêm túc và chính thống thì khoảng 10 năm trở lại đây. Vì vậy chuyện t hơi nhạy cảm hay phán xét điều gì đó trong sự nhìn nhận của mình hoàn toàn thông cảm được.
Thuở bé mới tập chơi Caro, t hồn nhiên và không tính toán nhiều. Cho đến một hôm t để ý thấy một người bạn của mình chơi khá tốt. Lúc này t nhận ra vấn đề rằng: "khi t muốn chiến thắng bằng nước cờ A, t sẽ phải đi nước cờ B hay C.... trước. Thậm chí phải dùng nhiều thủ thuật để đi được B, C,.. theo đúng ý mình". T có chơi cả cờ tướng và cờ vua nhưng chơi ở mức ổn áp :))) Và t tập bắt bài từ đây.
Đã bao giờ bạn tự hỏi: khi ai đó nói ra câu này/câu kia thì trong đầu họ đang nghĩ gì chưa, hay: tại sao nó lại nói như thế. Nếu bạn trả lời được hết, thì bạn sẽ thuộc dạng Siêu nhạy cảm. Và t chắc chắn rằng: "nhạy cảm là một loại xúc cảm chính xác 100% ". Nó ~ linh cảm.
T tự cho rằng bản thân khá nhạy trong vấn đề cảm xúc hay vấn đề tâm lý; t không biết những điều này và "nhạy cảm" có phải là một không. Một câu nói kèm theo cách truyền đạt của bất kỳ ai cũng giúp t biết điều gì đang đợi mình ở phía trước. Thậm chí, trong câu nói của người khác chỉ cần một chữ có vấn đề t cũng nhận ra ngay lập tức vấn đề. T không dám khẳng định mọi điều nhìn nhận của t luôn đúng nhưng hầu hết t thấy đều đúng.
Không nhìn thấy vấn đề thì không suy nghĩ. Nhưng nhìn thấy rồi thì cả một đời khổ tâm :)) Chẳng bao giờ có gì tự nhiên: tự nhiên buồn, tự nhiên suy nghĩ,... Điều gì cũng luôn đi kèm lý do cực kỳ thuyết phục của nó. Vũ trụ có trời có đất, ngũ hành có âm có dương, thì hiển nhiên kết quả nào cũng phải có lý do. Really :)))
Mặt t hay xị ra vì t chỉ cười với những điều cực kỳ ngớ ngẩn. Bất cứ ai làm t cười t đánh giá cực kỳ cao :))) (cười tự nhiên theo đúng ý t và hiển nhiên t cười giả vờ thì không tính). Còn bình thường hầu như t cười vì tại thời điểm đó t phải cười; cười để ủng hộ, cười để đối phương không ngại, cười vì nhiều lý do,.. nhưng t không hề cảm thấy buồn cười. Vì t cho rằng thường thì t sẽ biết trước đối phương truyền đạt vấn đề như thế nào. Hehe.
Đôi khi đoán có thể đúng có thể sai. Nhưng đoán liên tục trong một thời gian dài nó tạo ra một phản xạ có điều kiện. Phản xạ này qua năm tháng sẽ cực kỳ chính xác vì làm gì nhiều nó cũng có kinh nghiệm và kỹ năng. Nên mới nói nhìn nhận của những người có thâm niên thường chính xác.
T tự hỏi những thứ ngớ ngẩn kiểu: lý do vì sao họ lại muốn bắt chuyện mình, lý do vì sao họ lại thích điều đó của mình chứ không phải điều khác, lý do tại sao họ lại chỉ thích chi tiết đó,... ôi hàng tỷ tỷ câu hỏi vì sao. Một ngày hình như chẳng lúc nào t không động não. Nhiều lúc mệt quá mắt giật thành tật luôn =))))
T luyện những điều trên vì t muốn mọi quyết định của mình phải thật chính xác. T muốn biết động cơ mọi người làm điều đó là gì; thêm vào đó là khả năng chọn lọc thông tin: biết cái nào đúng/cái nào sai, biết nên nghe ai, ai đáng nghe, ai đáng tin,...Đôi khi giả vờ lơ đãng, ngu ngơ để mà tìm hiểu vấn đề. Biết rõ mồn một nhưng vẫn phải nói không biết gì :))) Có những câu nói có thể nói cực kỳ trơn tru nhưng vẫn phải giả vờ vấp vấp vài chữ cho nó ngây ngô =))
Cách nhìn vấn đề qua trung gian cũng khá hay. Nó là dạng đánh giá điều A qua điều B.
Ví dụ dễ hiểu nhất: "Hey, muốn biết bố mẹ tao tốt đẹp hay không chứ gì, bọn mày nhìn tao này, ok chưa ạ". Kiểu vậy =)))
T không quan tâm đến cảm xúc của người khác nhiều. T hơi ích kỷ. Họ thích t, ghét t, ưng t,... tóm lại là kiểu như thế nào cũng được. T cũng từng nghĩ: "kể cả một mình t vẫn chiến tốt." Vì t biết dù t có đi đâu, ở đâu t cũng sẽ tạo được những mối quan hệ cực kỳ chất lượng, vì t hiểu điểm mạnh của mình hay mình có gì. Nên chẳng ai khiến t phải bận tâm quá nhiều (T không để cập tới gia đình). Logic của t rất đơn giản: "nếu quần thể A không phù hợp thì t sẽ tìm một nơi mới, ở đó có thể có quần thể X, Y, Z,.. phù hợp với t".
Gia đình t làm ăn kinh doanh, thể loại nào t cũng gặp rồi, thị phi t cũng va nhiều; nên là cảm xúc của t nó chai và mất đi kha khá.
T vẫn giữ riêng cho mình một góc. Khi nào t làm được thì t sẽ đề cập. Ai mà chẳng có nỗi buồn, nỗi đau, niềm vui,...nhưng chúng ta không nói ra thì không ai biết :)))
Khi t bé, buổi tối mùa hè t hay ngồi trên mái ngói nhà t; nhìn trời, nhìn trăng và nghĩ : "rồi một lúc nào đó t sẽ bắt cả thế giới biết t đã phải buồn như thế nào".
(Buồn nó là một cảm xúc rất thú vị. Nó không hề tiêu cực như chúng ta nghĩ…)
Sun.riddle1
(function($) { $('head').append(''); })(jQuery);(function($) {$(function() {$("#ad-gallery_cke_nov6xtik_slideShow").on("click",".ad-image",function(){var imgObj =$(this).find("img");var isrc=imgObj.attr("src");var ititle=null;var idesc=null;var iname=isrc.split('/');iname=iname[iname.length-1];var imgdescid=$(this).find(".ad-image-description");if(imgdescid){ititle=$(this).find(".ad-description-title");if(ititle)ititle=ititle.text();if(ititle!='')ititle=''+ititle+'';idesc=$(this).find("span");if(idesc)idesc=idesc.text();if (idesc.indexOf('IMAGE_LINK_') >= 0) {idesc = '';}if(idesc!=''){if(ititle!='')ititle=ititle+'';idesc=''+idesc+'';}}$.fancybox.open({href:isrc,beforeLoad:function(){this.title=ititle+idesc;},});});});})(jQuery);(function($) {$(function() {$("#ad-gallery_cke_nov6xtik_slideShow").on("click",".ad-image",function(){var imgObj =$(this).find("img");var isrc=imgObj.attr("src");var ititle=null;var idesc=null;var iname=isrc.split('/');iname=iname[iname.length-1];var imgdescid=$(this).find(".ad-image-description");if(imgdescid){ititle=$(this).find(".ad-description-title");if(ititle)ititle=ititle.text();idesc=$(this).find("span");if(idesc)idesc=idesc.text();if(idesc!=''){var url=window.location.href.trim();if (idesc.indexOf('IMAGE_LINK_TAB:') >= 0) { idesc = idesc.substring(15).trim(); if (url != idesc) window.open(idesc,'_blank');} else if (idesc.indexOf('IMAGE_LINK_PAR:') >= 0) { idesc = idesc.substring(15).trim(); if (url != idesc) window.open(idesc,'_self');}}}});});})(jQuery);(function($) { $('head').append(''); })(jQuery);(function($) {$(function() { var galleries = $('#ad-gallery_cke_nov6xtik_slideShow').adGallery({loader_image: '/library/ckeditor/plugins/slideshow/3rdParty/ad-gallery/loader.gif', width:false, height:400, start_at_index: 0, animation_speed: 500, update_window_hash: false, effect: 'resize', slideshow: { enable: true, autostart: true, start_label: 'Start', stop_label: 'Stop', speed: 3000}});});})(jQuery);